Nhằm giúp các thầy, cô và sinh viên hiểu rõ hơn về chương trình học tập tại khoa Quốc tế học, Khoa Quốc tế học xin giới thiệu Bản mô tả CTĐT của khoa.
Bản mô tả được thực hiện dựa trên Chương trình đào tạo ngành Quốc tế học được ban hành theo Quyết định số 3596/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
Bản mô tả gồm 3 phần:
- Phần I giới thiệu chung về CTĐT, cung cấp các thông tin về ngành học, mã đào tạo, danh hiệu tốt nghiệp, thời gian, đơn vị, mục tiêu đào tạo, thông tin tuyển sinh;
- Phần II: giới thiệu về CĐR bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức.
- Phần III: giới thiệu nội dung CTĐT bao gồm: tóm tắt các yêu cầu của CTĐT, khung CTĐT và tiến trình đào tạo. Bản mô tả nội dung CTĐT năm 2015 cung cấp các thông tin chung về tổng số tín chỉ là 134 tín chỉ/4 năm, trong đó:
- Khối kiến thức chung (M1): 27 tín chỉ
- Khối kiến thức theo lĩnh vực (M2): 26 tín chỉ
- Khối kiến thức theo khối ngành (M3): 18 tín chỉ
- Khối kiến thức của nhóm ngành (M4): 14 tín chỉ (chưa tính ngoại ngữ)
- Khối kiến thức ngành (M5): 49 tín chỉ.
Trong mỗi học phần của các khối kiến thức quy định rõ số giờ lý thuyết và thực hành và các học phần tiên quyết phần:
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Quốc tế học
+ Tiếng Anh: International Studies
- Mã số ngành đào tạo: 52220212
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân Quốc tế học
- Thời gian đào tạo: 4 năm.
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Quốc tế học
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in International Studies
- Tên đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Mục tiêu của chương trình đào tạo
- Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Quốc tế học có mục tiêu chung là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quốc tế/ quan hệ quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu đào tạo cụ thể là trang bị cho sinh viên vừa có kiến thức đại cương về các ngành khoa học Xã hội và Nhân văn, vừa có kiến thức chuyên sâu về ngành Quốc tế học. Với 4 hướng chuyên ngành chính là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học, Châu Mỹ học và Nghiên cứu phát triển Quốc tế, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về Quốc tế học như: Lí luận và Lịch sử Quan hệ quốc tế, Khu vực học, Kinh tế quốc tế, Luật pháp quốc tế, Lịch sử và văn hoá các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu – EU, và nhiều kỹ năng như Nghiệp vụ văn phòng đối ngoại, Báo chí truyền thông, Quản trị kinh doanh… Với kiến thức đa ngành và liên ngành, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ Quan hệ quốc tế do Khoa tổ chức hoặc các cơ sở đào tạo khác trong nước hoặc ngoài nước.
- Thông tin tuyển sinh
- Hình thức tuyển sinh: Theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Những vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
- Nghiên cứu và giảng dạy về các vấn đề quốc tế tại các trường đại học, các viện nghiên cứu;
- Làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao ở trung ương và địa phương, các vụ hợp tác quốc tế thuộc các bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí;
- Làm việc trong các cơ quan đại diện của nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các các loại hình doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Sau khi tốt nghiệp ngành học, sinh viên có thể tham gia học tập bậc sau đại học đúng chuyên ngành Quan hệ Quốc tế hoặc các ngành gần tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước.
PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY