Khoa Quốc tế họchttps://fis.ussh.vnu.edu.vn/uploads/fis/baner1.png
Thứ sáu - 01/12/2023 22:09
Ngày 28/11, hội thảo "Hợp tác khu vực và tiểu khu vực ở Đông Á và Đông Nam Á hướng tới một tương lai bền vững và sáng tạo" đã khởi động cho chuỗi hội thảo về chủ đề hợp tác khu vực và tiểu khu vực. Hội thảo do Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnamvà Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức , thu hút sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của 120 đại biểu trong và ngoài nước .
Đông Á và Đông Nam Á là khu vực được biết tới với sự đa dạng trong văn hoá. Đây cũng là nơi đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về kinh tế và chính trị trong những thập kể vừa qua. Với sự kết hợp giữa các nền kinh tế mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng các nền kinh tế mới nổi của Đông Nam Á, khu vực này được coi là trung tâm và là động lực quan trọng cho sản xuất, thương mại và đầu tư toàn cầu.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế, Đông Á vẫn tiếp tục đối mặt với tranh chấp lãnh thổ, căng thẳng để lại từ lịch sử, và hệ quả của cạnh tranh nước lớn. Bên cạnh đó, khu vực cũng phải đối phó với nhiều nguy cơ mới như suy thoái môi trường, lạm phát lương thực, khủng hoảng năng lượng, khoảng cách xã hội, và gần đây là hậu quả của đại dịch Covid-19.
Hội thảo đã giúp hiểu rõ hơn về:
Các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu khu vực Đông Á trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động và hàm ý đối với an ninh và phát triển khu vực
Quan điểm và sự tham gia của các chủ thể quan trọng
Hợp tác khu vực và tiểu khu vực trong bối cảnh các dự án địa chính trị lớn hơn (Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, BRI)
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng hợp tác khu vực và tiểu khu vực đang trở thành một trong những lối đi quan trọng góp phần tăng cường hội nhập kinh tế và giải quyết những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Bên cạnh đó, ông Florian Constantin Feyerabend , Trưởng Đại diện của Viện KAS chia sẻ quan điểm rằng những thách thức ngày nay đã vượt xa biên giới của từng quốc gia và chỉ có thể được giải quyết bằng những nỗ lực chung.