Buổi nói chuyện bắt đầu bằng bài thuyết trình của GS Jennifer Peeples về chủ đề giao tiếp liên văn hóa (Intercultural Communication). Với việc phân tích sáu chiều kích văn hóa của Hofstede (Hofstede’s cultural dimensions), GS Peeples đã đưa ra những so sánh rất thú vị giữa văn hóa giao của Mỹ và Việt Nam, ví dụ như tính cá nhân – tập thể hay định hướng dài và ngắn hạn.
Nối tiếp, GS Charles Waugh mang đến một đề tài hấp dẫn không kém: cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024. GS Charles đã đi sâu luận giải những đặc điểm của nền chính trị Hoa Kỳ, ảnh hưởng của truyền thông và đưa ra những dự đoán cho cuộc bầu cử vào năm tới.
Tuy nhiên, hai bài giảng không phải là “món ăn” duy nhất vào ngày hôm đó mà điều ấn tượng nhất theo lời hai vị giáo sư chính là phần thảo luận với rất nhiều câu hỏi đến từ các bạn sinh viên khoa Quốc tế học. Các bạn sinh viên của Khoa không thụ động tiếp nhận mà đã chủ động có những phản biện, trao đổi rất sắc sảo. Đây cũng chính là niềm vui của thầy cô trong Khoa khi chứng kiến học trò của mình ngày càng tự tin hơn ở những buổi trao đổi học thuật quốc tế. Không những vậy, buổi nói chuyện còn có sự góp mặt của TS. Lê Thế Quế, nguyên trưởng khoa Quốc tế học. Thầy Quế là một trong những người đã bắc những nhịp cầu đầu tiên cho sự cộng tác của hai học giả và Khoa. Thầy và hai giáo sư đã chia sẻ những kỉ niệm về một Quốc tế học những ngày đầu non trẻ đến các sinh viên trẻ trung của Khoa ngày hôm nay. Tất cả đều tràn đầy niềm tin rằng những mầm lành đã được gieo sẽ được tiếp nối bởi các thế hệ cán bộ và sinh viên của Khoa trong tương lai.
Thêm một điều lý thú tiết lộ với những bạn học sinh đang có ý định thi vào khoa Quốc tế học hay đang phân vân giữa những lựa chọn đó là: nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về giao tiếp liên văn hóa hay chính trị Mỹ, bạn có thể tìm hiểu ngay từ khi ở Việt Nam bởi vì khoa Quốc tế học hiện đang giảng dạy môn học Tiếp xúc liên văn hóa và có một chuyên ban dành cho nghiên cứu châu Mỹ.
Tác giả: FIS
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn